Luyện thi đại học : Phân tích đoạn thơ trong bài thơ " Đàn ghita của Lorca "
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
I. Mở bài
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru-bích-1985...
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.
- Đoạn thơ bình giảng là 12 câu ở giữa bài thơ, trong đó Thanh Thảo tập trung miêu tả hình ảnh Lor- ca trong cái chết bi tráng.
II. Thân bài
1. Bốn câu đầu tạo ra hai cảnh tương phản,miêu tả cái chết đến quá bất ngờ với Lor- ca, thể hiện nỗi đau xót kinh hoàng của những người dân Tây Ban Nha và nhân loại yêu hoà bình, dân chủ:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
2. Sau chi tiết đặc tả về chiếc áo choàng đỏ máu, cảnh hành hình Lor-ca tiếp tục được miêu tả qua hai dòng thơ trong đó có sự kết hợp giữa cái cụ thể của sự thật tàn nhẫn với cảm giác bồng bềnh, phiêu lãng:
Lor- ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du
3. Sự kiện đau đớn, thảm khốc ấy tiếp tục được diễn tả theo biện pháp tượng trưng, qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác trong 6 câu thơ tiếp theo:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nứơc vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
III. Kết luận
- Đoạn thơ tạo ra rất nhiều đối lập: đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ và chế độ phát xít bạo tàn; giữa tiếng hát vô tư, trẻ trung yêu đời với hiện thực phũ phàng, đẫm máu; giữa cái đẹp thánh thiện, cao cả của nghệ thuật và tình yêu với cái xấu, cái ác của những thế lực bạo tàn đen tối, giữa khát vọng sống và niềm yêu sự sống với cái chết oan trái, phi lí, phi tự nhiên... Những đối lập ấy được bộc lộ qua các hình ảnh tượng trưng, ước lệ, qua phép tỉnh lược gián cách đầy ấn tượng, qua phép chuyển nghĩa tài hoa, qua chất nhạc, chất họa dồi dào trong ngôn từ…
- Từ đó, Thanh Thảo đã xây dựng hình tượng Lor-ca với vẻ đẹp bi tráng, thể hiện sự đồng cảm và tri âm, sự ngưỡng mộ và yêu mến, niềm kính trọng và tiếc thương sâu sắc với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa, nhà cách tân kiên cường, người chiến sĩ dũng cảm, người con ưu tú của đất nước Tây Ban Nha./.
Hocmai.vn
Đăng nhận xét