TopBanner

 

CHU KỲ TẾ BÀO - NGUYÊN PHÂN - GIẢM PHÂN

>>>>Tham khảo: Cấu trúc Đề thi sinh học 2015

I.KHÁI NIỆM:
1.VD: Chu kì của các tế bào ở giai đoạn sớm của phôi chỉ 15 – 20 phút, trong khi đó tế bào ruột cứ một ngày phân bào 2 lần, tế bào gan phân bào 2 lần trong một năm, còn tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào.

2.Định nghĩa: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

3.Các hình thức phân bào:

Sự phân bào gồm các hình thức sau:
-Phân đôi (phân bào trực tiếp) là hình thức phân bào không có tơ hay không có thoi phân bào.

+Là hình thức phân bào ở tế bào nhân sơ.
+Là hình thức sinh sản vô tính ở vi khuẩn.
+Diễn ra theo một số cách, trong đó phổ biến nhất là cách nhân đôi (tạo vách ngăn ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con).

-Gián phân: Là hình thức phân bào có tơ hay có thoi phân bào. Gồm: Nguyên phân và giảm phân.



3.Đặc điểm:
-Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau.

-Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
(Nếu không thì sao ?)

II.QUÁ TRÌNH

Chu kì tế bào gồm 5 kì, chia thành hai giai đoạn:

1.Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha:

a.Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
-Diễn biến:
+Gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các protein) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN.
-Thời gian: Tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào. VD: Ở tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào thần kinh kéo dài suốt đời sống cơ thể.
-Kết quả: Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R). Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân. Nếu không vượt qua điểm R, tế bào đi vào quá trình biệt hoá.

b.Pha S:
-Diễn biến:
+ADN nhân đôi → NST nhân đôi.
+Trung tử nhân đôi → có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này.
+Tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng.

-Kết quả: Nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi chromatide hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động.


c.Pha G2:

-Diễn biến:
+Tiếp tục tổng hợp protein chuẩn bị cho sự hình thành thoi phân bào.
+Nhiễm sắc thể giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S.
-Kết quả:
Sau pha G2 , tế bào diễn ra quá trình nguyên phân.

2.Giai đoạn phân chia tế bào (Nguyên phân): Gồm:

a.Phân chia nhân:

Các kì
Đặc điểm
Kì đầu
-NST bắt đầu co xoắn, màng nhân, nhân con dần dần biến mất.
-Thoi phân bào dần xuất hiện.
-(Ở thực vật bậc cao không thấy trung tử nhưng nó vẫn có vùng đặc trách hình thành thoi)
Kì giữa
- Các NST co xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng, quan sát rõ nhất (hình chữ V).
Kì sau
Các NS tử tách nhau ở tâm động và được dây tơ vô sắc kéo về 2 cực của TB.
Kì cuối
NST dãn xoắn, màng nhân, nhân con xuất hiện.

b.Phân chia tế bào chất:
-Tế bào động vật:  Màng TB thắt lại ở vị mặt phẳng xích đạo..
-Tế bào thực vật:  Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ.
→ Hình thành nên 2 tế bào con giống hệt mẹ.

III.Ý NGHĨA

1.Ý nghĩa lý luận:
*Ở sinh vật nhân thực đơn bào: là cơ chế sinh sản.

*Ở sinh vật nhân thực đa bào:
-Làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
-Giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
-Là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gene giống kiểu gene của cá thể mẹ.

2.Ý nghĩa thực tiễn:
-Giâm, chiết, ghép cành…
-Nuôi cấy mô, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính có hiệu quả cao → tạo ra số lượng giống lớn trong thời gian ngắn với độ đồng đều cao.


GIẢM PHÂN
I.QUÁ TRÌNH

1.Giai đoạn chuẩn bị: Giống như nguyên phân.

-Thời gian: Chiếm phần lớn và khác nhau giữa các loài.

-Diễn biến: NST đơn nhân đôi thành NST kép, gồm 2 chromatide dính với nhau qua tâm động. Tổng hợp các chất → Kích thước tế bào tăng.

-Kết quả: Tế bào chứa bộ NST 2n kép.

2.Hai lần phân bào:

a.Phân bào I (Giảm phân I)

*Kỳ đầu I:

-Đầu kỳ: Các NST bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và dần co xoắn lại.

-Giữa kỳ: Có thể xảy ra hiện tượng trao đổi các đoạn chromatide của cặp NST tương đồng kép.
-Cuối kỳ: Màng nhân và nhân con biến mất.

*Kỳ giữa I:
-Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại.
-Các cặp NST kép tương đồng sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.

*Kỳ sau I:
Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về mỗi cực của tế bào.

*Kỳ cuối I:
-Tại mỗi cực, các NST kép dần dần dãn xoắn, màng nhân và nhân co dần xuất hiện.
-Thoi vô sắc tiêu biến.
-Màng tế bào thắt lại ở giữa hình thành nên 2 tế bào con có bộ NST kép giảm đi một nửa (n kép).

] Kết quả: Phân chia thành hai tế bào con có n NST kép.

b.Phân bào II (Giảm phân II)
Diễn biến như quá trình nguyên phân.
Các kì
Đặc điểm
Kì đầu II
-Màng nhân, nhân con dần dần biến mất.
-Thoi phân bào dần xuất hiện.
-(Ở thực vật bậc cao không thấy trung tử nhưng nó vẫn có vùng đặc trách hình thành thoi)
Kì giữa II
- Các NST tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng, quan sát rõ nhất (hình chữ V).
Kì sau II
Các NS tử tách nhau ở tâm động và được dây tơ vô sắc kéo về 2 cực của TB.
Kì cuối II
NST dãn xoắn, màng nhân, nhân con xuất hiện.

] Kết quả: Phân chia thành 4 tế bào con có n NST đơn.

II.Ý NGHĨA
-Trong phát sinh giao tử:
+Tế bào sinh giao tử đực → 4 tb con → 4 giao tử đực
+Tế bào sinh giao tử cái → 4 tb con → 1 giao tử cái + 3 thể cực (Thể định hướng)

-Cùng với quá trình thụ tinh tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

-NP, GP và TT góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.



>>>>Tham khảo: Cấu trúc Đề thi sinh học 2015

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Mô tả ngắn gọn về hoạt động của tế bào trong kỳ trung gian ?

2.Tại sao ở kỳ đầu của nguyên phân, NST lại co xoắn trước rồi màng nhân mới dần tan biến ?

3.Vẽ hình minh hoạ sự biến đổi hình thái NST qua các kỳ của quá trình nguyên phân ?

4.Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST được ổn định qua quá trình nguyên phân ?

5.So sánh phân chia tế bào chất ở thực vật và động vật ?

6.So sánh nguyên phân và giảm phân ?

7.Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST giảm đi một nửa qua quá trình giảm phân ?

8.So sánh quá trình tạo trứng và quá trình tạo tinh trùng ?

9.Sau quá trình giảm phân từ một tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có hoàn toàn giống nhau không ?

10.Trình bày cơ chế ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính, giao phối ?

11.Mô tả ngắn gọn tại sao 3 quá trình khác nhau đã xảy ra trong vòng đời hữu tính lại làm tăng tính đa dạng di truyền của thế hệ sau ?

12.Muốn gây ĐB gene trên tế bào thì sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động vào giai đoạn nào của chu kỳ tế bào ?
13.Muốn gây dột biến số lượng NST trên tế bào thì sử dụng các tác nhân gây ĐB tác động vào giai đoạn nào của chu kỳ tế bào sẽ đạt hiệu quả cao nhất ?

14.VK có thể phân bào với quy mô nhanh hơn tế bào nhân thực. Một số VK có thể phân chia 20 phút một lần, trong khi thời gian tối thiểu mà các tế bào nhân thực trong 1 phôi phát triển nhanh nhất cần phân bào cũng mất khoảng 1h một lần. Thử nêu ra một lý do để giải thích xem tại sao VK lại có thể phân chia nhanh hơn các tế bào nhân chuẩn khác ?

15.Ở ruồi giấm 2n=8. Hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng là 2pg. Hãy:
a.Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng ADN qua các pha của quá trình nguyên phân, giảm phân ?
b.Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi số lượng NST qua các pha của quá trình nguyên phân ?

16.Ở đậu Hà Lan 2n=14. Một tế bào đậu Hà Lan trải qua 5 lần nguyên phân.
a.Tính số tế bào con tạo thành ?
b.Tính số NST đơn mà môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân đó ?

17.Ở thỏ 2n=44. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai trong cơ quan sinh sản của thỏ đực nguyên phân 7 lần. Các tế bào tạo ra đều trở thành các tế bào sinh tinh, giảm phân cho ra các tinh trùng. Các tinh trung tạo thành đều tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử với hiệu suất thụ tinh là 0.3125%.
a.Hãy tính số NST đơn mà môi trường tế bào cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên ?
b.Tính số lượng NST đơn mà môi trường tế bào cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng nói trên ?
c.Tính số hợp tử được tạo thành. Tính số tế bào sinh trứng tham gia hình thành trứng nói trên. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
d.Tính số lượng NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình hình thành trứng nói trên. Tính số NST có trong các thể định hướng tạo thành ?

18.Ở mèo 2n=38. Tổng số tế bào sinh trứng và tinh trùng là 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trứng 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì mỗi loại tế bào trải qua mấy đợt nguyên phân ? Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng ?

19.Các tế bào hồng cầu đảm trách chở oxy tới các mô của cơ thể chỉ sống khoảng 120 ngày. Các tế bào hồng cầu thay thế được sản xuất ra trong tuỷ xương. Phải mất bao nhiêu lần phân bào trong một giây ở tuỷ xương để thay thế đủ các tế bào hồng cầu ? Sau đây là một số thông tin cơ sở để tìm câu trả lời: Có khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu/m3 máu. Người trưởng thành trung bình có khoảng 5l máu (5000cm3).

 20.La là con lai của ngựa cái và lừa đực . Tinh trùng lừa chứa 31 NST và trứng của ngựa chứa 32 NST nên hợp tử chứa 63 NST và phát triển bình thường. Tổ hợp bộ NST trong nguyên phân không thành vấn đề và con la đã tổ hợp một số đặc tính tốt của loài ngựa và lừa. Tuy nhiên các con la lại vô sinh, giảm phân không thể xảy ra một cách bình thường trong tinh hoàn hay buồng trứng của chúng.
Giải thích vì sao nguyên phân vẫn xảy ra bình thường trong các tế bào của con la nhưng lại không giảm phân được ?

Đăng nhận xét

 
Top