* Khái niệm chung;
ĐB số lượng NST là những thay đổi số lượng NST trong tế bào.
Sự thay đổi có 2 loại : đột biến lệch bội(dị bội) và đột biến đa bội.
1.
Khái niệm và phân loại:
Là những thay đổi về số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hoặ 1 số
cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Ở SV lưỡng bội thường gặp các đạng như: thể không
nhiễm(2n – 2), thể một nhiễm(2n – 1), thể ba nhiễm (2n + 1) . . . . . Đột biến
lệch bội thường gặp ở TV, ít gặp ở ĐV.
2.
Cơ chế phát sinh:
Trong giảm phân, 1 hoặc vài cặp NST không phân li, tạo giao
tử thừa hoặc thiếu 1 vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường
sẽ tạo ra các thể lệch bội.
Trong nguyên phân(tế bào sinh dưỡng). Một phần cơ thể mang
đột biến lệch bội gọi là thể khảm.
3. Hậu quả:
Làm mất cân bằng của toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội
thường giảm sức sống, giảm sinh sản hoặc chết.
VD: ở người hội chứng Đao có 3 NST 21 làm mắt xếch, lưỡi dài
và dày, tay ngắn, si đần, vô sinh.
Sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính dẫn đến
các hội chứng Claiphento XXY, Tocno XO , và siêu
nữ XXX cũng gay hậu quả người phát triển không bình thường si dần, vô sinh.
4. Ý nghĩa:
Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. Trong trồng trọt sử dụng
thể lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó.
II. Đột biến đa
bội:
1. Khái niệm và cơ chế phát
sinhh thể tự đa bội:
a/ Khái niệm: Sự tăng
số lượng NST đơn bội của cùng 1 loài lên một số nguyên lần. Gồm đa bội chẵn 4n, 6n, 8n và đa bội lẻ 3n, 5n,
7n …
b/ Cơ chế
phát sinh:
Thể tam
bội: Sự kết hợp của giao tử n và giao tử 2n trong thụ tinh.
Thể tứ bội:
Sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong nguyên phân đầu
tiên của hợp tử.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị
đa bội:
a/ Khái niệm: Là hiện cả 2 bộ NST của 2 loài cùng tồn tại
trong 1 loại tế bào ( thể song nhị bội).
b/ Cơ chế phát sinh: Khi lai xa (lai khác loài) tạo cơ thể
lai F1 thường bất thụ. Ở thực vật người ta khắc phục hiện tượng bất
thụ bằng cách đa bội hóa để tạo ra thể hữu thụ (song nhị bội).
VD: Củ cải
2n =18 R lai bắp cải 2n=18 B tạo con lai F1 có (9R+9B) bất
thụ do bộ NSt không tương đồng=>đa bội hóa F1 tạo ra
thể dị bội:
18R+18B(song nhị bội hữu thụ)
3. Hậu quả:
Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển
khỏe, chống chịu tốt. Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường (quả
không hạt). Thể đa bội gặp khá phổ biến ở thực vật, hiếm ở động vật.
>>>>Tham khảo: Cấu trúc Đề thi sinh học 2015
>>>>Tham khảo: Cấu trúc Đề thi sinh học 2015
Đăng nhận xét