Luyện thi đại học : Tác phẩm Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo
Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo
A. Khái quát
1. Tác giả:
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru- bích-1985...
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức luôn trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại; luôn có cảm hứng đặc biệt với những nhân cách lớn lao, cao quí, những nghệ sĩ vĩ đại, những người anh hùng... Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong các bài thơ mang xu hướng cách tân thơ Việt về cả nội dung và hình thức biểu đạt.
2. Tác phẩm
2.1. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.
2.2. Federicô Garcia Lor - ca (1898-1936): là một tài năng lớn của văn học nghệ thuật hiện đại Tây Ban Nha với khả năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu... ; Lor- ca không chỉ là một nghệ sĩ, một nhà văn hóa vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi ấy mà còn là một chiến sĩ kiên cường chống lại chế độ độc tài thân phát xít Phrăng- cô, cuối cùng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu đó.
2.3. Chủ nghĩa siêu thực và Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ
B. Tìm hiểu tác phẩm
Đề 1 Phân tích 6 câu thơ đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo.
I.Mở bài:
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru-bích-1985...
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.
- Đoạn thơ bình giảng là 6 câu đầu của bài thơ, trong đó Thanh Thảo đã thể hiện hình ảnh Lor- ca, con người tự do và cô đơn, người nghệ sĩ cách tân dũng cảm, người chiến sĩ kiên cường trong khung cảnhchính trị và nghệ thuật TBN đầu TK XX.
II. Thân bài
1. Câu thơ đầu tiên là hình ảnh người nghệ sĩ Lor- ca với hai biểu tượng tiếng đàn và bọt nước được đặt cạnh nhau theo quan hệ chính phụ trong đó danh từ bọt nước đã được tính từ hóa để làm rõ nghĩa cho tiếng đàn:
Những tiếng đàn bọt nước.
Tiếng đàn bọt nước gợi đồng thời cả những ám ảnh cô đơn và niềm khát khao hướng tới thế giới lãng du mênh mông, phóng khoáng, tự do...
Tiếng đàn bọt nước cũng là biểu tượng cho bi kịch của người nghệ sĩ bất hạnh trong nỗi xót xa, thương tiếc của những người yêu mến, kính trọng ông.
2. Bức tranh ấn tượng về người nghệ sĩ vĩ đại tiếp tục được vẽ bằng gam màu ấn tượng của tấm áo choàng đỏ gắt, tấm áo quen thuộc với những đấu trường Tây Ban Nha, tấm áo biểu trưng cho nét văn hóa đặc sắc của đất nước Tây Ban Nha.
- Hình ảnh đất nước Tây Ban Nha những năm đầu TK XX hiện ra như một đấu trường khốc liệt.
- Hình ảnh người chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha
3. Cuộc quyết đấu của Lor-ca được đặt trên nền âm thanh của tiếng đàn bọt nước... li-la li-la li-la.
4. Ba câu thơ sau vẫn là hình ảnh Lor-ca trong một cuộc hành trình giữa một không gian mênh mang và thời gian thăm thẳm:
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
III. Kết luận:
Đoạn thơ vừa là những nét chấm phá chịu ảnh hưởng khá rõ của trường phái ấn tượng trong hội họa với những màu sắc, đường nét, mảng khối..., vừa gợi những giai điệu âm thanh của tiếng đàn ghi ta da diết, qua đó làm hiện lên dù chỉ là những nét gián đoạn trong hình dung của độc giả về hình ảnh người công dân yêu tự do Lor- ca chiến đấu ngoan cường cho khát vọng dân chủ và người nghệ sĩ Lor-ca vừa mê đắm trong những khát khao sáng tạo, vừa dũng cảm, đơn độc trong công cuộc cách tân đối với nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha.
Hocmai.vn
Đăng nhận xét