Dạng 1: Cho
biết dạng đột biến gen, xác định sự thay đổi về liên kết Hiđrô và cấu
trúc của phần tử prôtêin
Các kiến thức cơ bản:
Giữa A và T có 2 liên kết hyđrô.
Giữa G và X có 3 liên kết hyđrô
Dạng mất cặp nuclêôtit sẽ làm giảm số liên kết
hyđrô dạng thêm cặp nuclêôtit
sẽ làm tăng, dạng đảo vị trí sẽ không đổi, dạng thay thế sẽ có thể không làm
thay đổi hoặc tăng hoặc giảm về số liên kết hyđrô trong gen.
Khi biết dạng đột biến ta sắp xếp lại các mã di truyền, từ đó suy ra sự thay
đổi của cấu trúc phân tử prôtêin.
Bài 1
1. Số liên kết hyđrô của gen sẽ
thay đổi như thể nào khi xảy ra đột biến gen ở các dạng sau:
a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.
a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.
2. Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi như thế nào trong các
trường hợp đột biến sau đây:
a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.
b. Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì
sao?
a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.
b. Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì
sao?
Bài giải
1.
a.
Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen:
- Nếu
mất 1 cặp nuclêôtit A – T sẽ làm giảm 2 liên kết hyđrô.
- Nếu
mất 1 cặp nuclêôtit G – X sẽ làm giảm 3 liên kết hyđrô.
2.a. Mất một cặp
nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi
polipeptit.
e. Dạng mất một
cặp nuclêôtit hay dạng thêm một cặp nuclêôtit thay đổi nghiêm trọng nhất về cấu
trúc của prôtêin vì hai dạng đột biến này đều sắp xếp lại các bộ ba mã hoá từ
sau mã hoá mở đầu đến cuối gen, dẫn đến thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin
từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit.
Bài 2 Một gen có cấu trúc
dài 0,408mm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit
khác tại vị trí nuclêôtit thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã
không quy định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng
hợp có bao nhiêu axit amin?
Bài giải
- Nuclêôtit
có vị trí 363 thuộc bộ ba thứ 363 : 3 = 121
- Codon
thứ 121 trở thành mã kết thúc nên số axit amin trong phân tử prôtêin do
gen bị đột biến tổng hợp có số axit amin là:
- 121 – 1 =120 axit amin (nếu kể cả axit amin mở
đầu).
- 121 – 2 = 119 axit amin (nếu không kể đến axit
amin mở đầu).
2.Thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin:
a.
Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 2 là A – T bằng G – X là thay ở mã mở đầu
nên không làm thay đổi axit amin nào trong phân tử prôtêin.
b.
Mất 1 cặp nuclêôtit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong
chuỗi pôlipeptit từ sau axit amin mở đầu.
c.
Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit vị trí thứ 16 và 18 làm mã bộ ba tại đây bị biến đổi
thành TTX, quy định mã sao là AAG mã hoá axit amin lizin
d.
Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14 làm mã bộ ba tại vị trí này trở thành AXT, quy
định mã sao UGA và đây là mã kết thúc nên chuỗi polipeptit chỉ còn 4 axit amin
sau:
Mêtiônin – Valin – Lizin – Xistêrin…
mARN:
AUG – GUU – AAG – UGU – AGU – GAA…
Dạng 2 : Cho biết sự thay
đổi về liên kết hiđrô, xác định dạng đột biến và số nuclêôtit mỗi loại của gen
đột biến
- Các kiến thức cơ bản:
Muốn xác định số
nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến ta cần biết dạng đột biến và số nuclêôtit
mỗi loại của gen ban đầu.
Bài 1.
Một gen có khối lượng 45.104 đvC, có hiệu số giữa nuclêôtit loại X
với một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêôtit của gen. Cho biết dạng đột
biến, số nuclêôtit của mỗi loại gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột
biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit.1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của
gen tăng 1 liên kết.
2. Sau đột biến số liên kết hyđrô của
gen giảm 2 liên kết.
Bài giải
- Tổng số nuclêôtit của
gen: 45. 104 : 300 nuclêôtit.
X – A =
20%
A = T = 15%.
X + A = 50% suy ra G
= X = 35%.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến.
A = T = 1500. 15% = 225
nuclêôtit.
G = X = 1500. 35% = 525
nuclêôtit.
1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 1 liên kết.
+ Trường hợp 1: Thay một cặp A
– T bằng 1 cặp G – X:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến:
A = T = 225 – 1 = 224 nuclêôtit; G = X = 525 +1 =
526nuclêôtit
+
Trường hợp 2: Thay một cặp G – X bằng 2 cặp A – T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 225 + 2 = 227
nuclêôtit; G = X = 525 – 1= 524nuclêôtit.
2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen giảm đi 2 liên kết.
+ Trường hợp 1: Mất 1 cặp A – T.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến:
A = T = 225 – 1 = 224 nuclêôtit; G = X = 525 nuclêôtit
+
Trường hợp 2: Thay 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 225 + 2 = 227
nuclêôtit; G = X = 525 – 2 = 523nuclêôtit.
Bài 2 Gen có 3120
liên kết hyđrô và A = 20% tổng số nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể và tính
số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến
không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit.
1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 3
liên kết.
2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen không đổi.
Bài giải A = T = 20% G =
X = 50% - 20% = 30%.
-
Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen trước đột biến, ta có:
suy ra N = 2400 nuclêôtit
-
Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến:
A = T = 2400. 20% = 480
nuclêôtit. G = X = 2400. 30% =
720 nuclêôtit.
1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 3 liên kết:
+ Trường hợp 1: thêm 1 cặp nuclêôtit G – X trong gen.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột
biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 +1 =721 nuclêôtit
+ Trường hợp 2:
Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X
- Số nuclêôtit mỗi loại của
gen đột biến:
A = T = 480 – 3 = 477nuclêôtit; G = X = 720 +3 = 723
nuclêôtit.
+ Trường hợp 3:
Thay 1 cặp G – X bằng 3 cặp A – T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G =
X = 720 – 1 = 719 nuclêôtit.
2. Sau đột biến, số liên
kết hyđrô của gen không đổi:
Đột
biến chỉ có thể thuộc dạng đảo vị trí các cặp nuclêôtit hoặc thay thế các cặp
nuclêôtit.
+ Trường hợp
1: đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit trong gen:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G
= X = 720 nuclêôtit.
+ Trường hợp
2: thay cặp nuclêôtit A – T bằng T – A hoặc thay cặp nuclêôtit G – X bằng
X – G: - Số nuclêôtit mỗi loại gen của đột biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G = X =
720 nuclêôtit
+ Trường hợp 3:
thay 3 cặp A – T bằng 2 cặp G – X:
- Số nuclêôtit mỗi loại của
gen đột biến:
A = T = 480 – 3 = 477
nuclêôtit; G = X = 720 + 2 = 722 nuclêôtit
+ Trường hợp 4:
Thay 2 cặp G – X bằng 3 cặp A – T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của
gen đột biến:
A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G = X =
720 – 2 = 718 nuclêôtit.
Dạng 3: Dựa vào sự
thay đổi số lượng các loại nuclêôtit, chiều dài gen, cấu trúc prôtêin, xác định
đột biến gen.
* Các kiến thức cơ bản:
+ Giữa A và T có 2 liên kết hyđrô.
+ Giữa G và X có 3 liên kết hyđrô.
+ Dạng mất cặp nuclêôtit sẽ làm giảm số liên kết hyđrô dạng thêm cặp nulclêôtit
sẽ làm tăng, dạng đảo vị trí sẽ không đổi, dạng thay thế sẽ có thể không làm
thay đổi hoặc tăng hoặc giảm về số liên kết hyđrô trong gen.
+ Khi biết dạng đột biến ta sắp xếp lại các mã di truyền, từ đó suy ra sự thay
đổi của cấu trúc phân tử prôtêin.
Bài 1:
1.
Số liên kết hyđrô của gen sẽ thay đổi như thể nào khi xảy ra đột biến gen ở các
dạng sau:a.
Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.
b. Thêm 1 cặp nuclêôtit trong
gen.
c. Thay thế một cặp nuclêôtit
trong gen.
2. Phân tử prôtêin sẽ bị thay
đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau đây:
a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã
mở đầu.
b. Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã
mở đầu.
c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen.
d. Đảo vi trí giữa 2 cặp
nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc).
e. Trong các dạng đột biến nói
trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì sao?
Bài giải
1. a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong
gen:
+ Nếu mất 1
cặp nuclêôtit A – T sẽ làm giảm 2 liên kết hyđrô.
+ Nếu mất 1
cặp nuclêôtit G – X sẽ làm giảm 3 liên kết hyđrô.
b. Thêm một cặp nuclêôtit trong gen:
+ Nếu thêm
1cặp nuclêôtit A – T sẽ làm tăng 2 liên kết hyđrô.
+ Nếu thêm
1cặp nuclêôtit G – X sẽ làm tăng 3 liên kết hyđrô.
c.
Thay một cặp nuclêôtit trong gen:
+ Nếu thay
một cặp nuclêôtit A – T bằng một cặp T – A hoặc thay một cặp nuclêôtit G – X
bằng một cặp nulêôtit G – X sẽ không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen.
+ Nếu thay
một cặp nuclêôtit A – T bằng 1 cặp nuclêôtit G – X sẽ làm tăng số liên kết
hyđrô lên 3 – 2 = 1 liên kết.
+ Nếu thay
một cặp nuclêôtit G – X bằng 1 cặp nuclêôtit A – T sẽ làm giảm số liên
kết hyđrô lên 3 – 2 = 1 liên kết.
2. a. Mất một cặp
nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi
polipeptit.
b. Thêm một cặp nuclêôtit
sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi
polipeptit.
c. Thay một cặp nuclêôtit
trong gen:
+ Không thay đổi cấu trúc
phân tử của prôtêin khi cặp nuclêôtit bị thay thế thuộc mã mở đầu hay mã kết
thúc.
+ Không thay đổi cấu trúc
của phân tử prôtêin khi mã bộ ba (Codon) sau đột biến quy định axit amin giống
như mã bộ ba trước đột biến (do tính thoái hoá của mã di truyền).
+ Thay đổi một axit amin
trong chuỗi pôlipeptit khi mã bộ ba sau đột biến quy định axit amin khác bộ ba
trước đột biến.
+ Chuỗi polipeptit sẽ bị
ngắn lại sau khi mã bộ ba sau đột biến trở thành max kết thúc.
d. Đảo vị trí
giữa hai cặp nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc).
+ Không làm thay đổi axit amin nào trong chuỗi polipeptit khi đảo vị
trí 2 cặp
nuclêôtit giông nhau hoặc
làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hoá cho axit amin cũ.
+ Thay đổi một axit amin trong chuỗi pôlipeptit khi đảo vi trí hai
cặp nuclêôtit
của một mã bộ ba và mã bộ
ba sau đột biến quy định axit amin khác với mã trước đột biến.
+ Thay đổi 2 axit amin
trong chuỗi polipeptit khi đảo vị trí hai cặp nuclêôtit của hai mã bộ ba và hai
mã bộ ba sau đột biến quy định axit amin khác với trước đột biến.
e. Dạng mất một
cặp nuclêôtit hay dạng thêm một cặp nuclêôtit thay đổi nghiêm trọng nhất về cấu
trúc của prôtêin vì hai dạng đột biến này đều sắp xếp lại các bộ ba mã hoá từ
sau mã hoá mở đầu đến cuối gen, dẫn đến thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin
từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit.
Bài 2.
Một gen có cấu trúc dài
0,408mm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
tại vị trí nuclêôtit thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy
định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có
bao nhiêu axit amin?
Bài giải:
Nuclêôtit có vị
trí 363 thuộc bộ ba thứ 363 : 3 = 121
Codon thứ 121
trở thành mã kết thúc nên số axit amin trong phân tử prôtêin do gen bị đột biến
tổng hợp có số axit amin là:
+ 121 – 1 =120 axit amin (nếu kể cả axit amin mở đầu).
+ 121 – 2 = 119 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở
đầu).
Bài 3.
1.
Một gen có cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit được bắt đầu như sau:
5
10 15
3' TAX XAA TTX AXA TXA XTT……5'.
5' ATG
GTT AAG TGT AGT GAA……3'.
Trình tự axit
amin trong chuỗi polipeptit do gn trên tổng hợp được bắt đầu như thế nào?
2. Phân tử prôtêin do gen đột
biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các trường hợp sau:
a. Thay một cặp nuclêôtit A – T vị trí thứ hai
bằng G – X.
b. Mất một cặp nuclêôtit X – G vị trí thứ 4.
c. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit thứ 16 và 18 là
X – G và T – A.
d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14.
e. Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 10 là A –
T bằng 1 cặp nuclêôtit T – A.
Cho biết các
bộ ba mã hoá trên phân tử mARN tương ứng với các axit amin như sau:
GAA: axit
Glutamic
AUG: Metiônin
UGA: Mã kết thúc.
UGU:
Xistêin
AAG: Lizin
AAG: Lizin.
GUU:
Valin
AGU: Xêrin AGU:
Xêrin.
Bài giải
1. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
-
Mạch khuôn của gen có chiều 3' – 5'.
-
Theo nguyên tắc bổ sung của cơ chế sao mã, từ trình tự các nuclêôtit trong mạch
khuôn ra trình tự các ribônuclêôtit trong mARN được bắt đầu như sau:
Mạch khuôn: TAX – XAA – TTX – AXA – TXA – XTT…
mARN: AUG – GUU –
AAG – UGU – AGU – GAA…
- Vậy,
trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp
là:
Mêtiônin – Valin – Lizin – Xistêin – Xêrin – axit
glutamic…
2.Thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin:
a. Thay một cặp
nuclêôtit ở vị trí thứ 2 là A – T bằng G – X là thay ở mã mở đầu nên
không làm thay đổi axit amin nào trong phân tử prôtêin.
b. Mất 1 cặp nuclêôtit
là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlipeptit từ
sau axit amin mở đầu.
c. Đảo vị trí 2 cặp
nuclêôtit vị trí thứ 16 và 18 làm mã bộ ba tại đây bị biến đổi thành TTX, quy
định mã sao là AAG mã hoá axit amin lizin
d. Mất 2 cặp nuclêôtit
thứ 13 và 14 làm mã bộ ba tại vị trí này trở thành AXT, quy định mã sao UGA và
đây là mã kết thúc nên chuỗi polipeptit chỉ còn 4 axit amin sau:
e.
Mêtiônin – Valin – Lizin – Xistêrin…
BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN
Bài 1: Một gen dài 4080A0 bị đột biến thành gen
a. Khi gen a tự nhân đôi một lần môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nu. đột biến
trên thuộc dạng nào ?
Bài 2: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = ½, bị
đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104
đvC. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến?
Bài 3. Một gen bình
thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động
trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Xác
định dạng đột biến gen xảy ra l
Bài 4. Gen A có khối
lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay
thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng
loại của gen a là bao nhiêu ?
Bài 5. Một
gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3.
Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là dạng đột biến gen nào?
Bài 6. Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% A. Gen bị
mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 nuclêôtit loại A và có G= 3/2 A. Số lượng
từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu?
Bài 7. Một gen có
1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 A0
và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung
cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là bao nhiêu ?
Bài 8. Gen
có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit
amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm
xuống 14 nuclêôtit loại G giảm 7 nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong
quá trình trên là bao nhiêu ?
Bài 9. Phân tử mARN
được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin,
và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và
có A/G = 2/3 . Xác định dạng đột biến ?
Bài 10. Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100
ăngstrong . Gen A có số liên kết hydro là 3900, gen a có hiệu số phần trăm giữa
loại A với G là 20% số nu của gen . Do
đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nuclêôtit
mỗi loại trong kiểu gen sẽ là
Bài 11. Một gen có tổng số nu là 3000, Nu loại A = 500. gen
bị đột biến chỉ lien quan tới một bộ ba. Số lien kết hiđrô của gen đột biến là
4009. Xác định dạng đột biến?
Bài 12: Một phân tử ARN được tổng hợp từ gen B có số ribônu
các loại là A = 200, U = 300, G = 400, X = 600. gen B bị đột biến thành gen b,
gen b có chiều dài bằng gen B và có số lien kết hiđrô bằng 4000. Xác định dạng đột
biến trên?
Bài 13: Một gen có 120 chu kì xoắn có số nu loại G = 450,
gen này đột biến thành gen khác có chiều dài bằng 4076,6 A0 . Tính số lien kết hiđrô của gen đột biến?
Bài 14: Gen A đột biến thành gen a, gen a kém gen A 6,8 A0
và 4 liên kết hiđrô. Xác định dạng đột
biến?
Bài 15: Hãy tìm
các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau :
- Số liên kết hiđrô của gen tăng
thêm 1 liên kết - Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên
kết
- Số liên kết hiđrô của gen giảm
bớt 1 liên kết - Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên
kết
- Số liên kết hiđrô của gen không
thay đổi - Không làm
thay đổi chiều dài của gen
- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm
số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của
gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của
gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 1 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của
gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 2 liên kết
Bài 16: Khi gen S đột biến thành gen s. Khi gen S
và s cùng tự nhân đôiliên tiếp 3 lần thì nu tự do môi ttrường nội bào cung cấp
cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xẩy ra với gen
S là gì?
Bài 17: Một gen có 3000 liên kết hiđrô có số nuclêôtit loại
G (guanine) gấp 2 lần loại A (ađênin). Một đột biến xẩy ra làm cho chiều dài của
gen giảm đi 85Ao . biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit
loại X (xitôzin). Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen sau khi đột biến?
Bài 18:Một gen có chiều dài 0,255 Mm, có hiệu Ađênin và
guanin là 10%. Gen nhân đôi 3 đợt. trong số các gen con tạo ra chứa tất cả 3
600 ađênin và 2401 guanin
a.
Xác định dạng đột biến, tỉ lệ gen đột biến so với tổng
số gen được tạo thành
b.
Xác dịnh số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp
cho mỗi gen đột biến nhân đôi 3 lần
Câu 19. Dưới tác dụng của tia phóng xạ, gen bị đột biến dẫn đén
hậu quả làm mất a.a thứ 12
a.
Xác định dạng đột biến gen trên
b.
Vị trí xẩy ra đột biến gen
c.
Số nuclêôtit mỗi loại và số liên kết hiđrô của gen cso
thể thay đổi như thế nào
BÀI TẬP:
ĐỘT BIẾN GEN
I. Trắc nghiệm lí thuyết:
Câu
1: Định nghĩa nào sau đây là đúng:
A. Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số
đoạn trong ADN, xảy ra tại một phần tử nào đó của phân tử ADN
B. Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp
nuclêôtít, xảy ra ở một thời điểm nào đó của phân tử ADN
C. Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số
cặp nuclêôtít, xảy ra ở một thời điểm nào đó của phân tử ADN
D. Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một số cặp
nuclêôtít, xảy ra ở một thời điểm nào đó của phân tử ADN
Câu 2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới
đây,dạng đột biến nào là đột biến gen:
I. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST); II. Mất cặp
nuclêôtít; III. Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân;
IV. Thay cặp nuclêôtít; V. Đảo đoạn NST; VI. Thêm cặp nuclêôtít; VII.
Mất đoạn NST
A. I,
II, III, IV,VI B. II, IV, VI C. II, III, V,VI D. I, V, VII
Câu
3: Thể đột biến được định nghĩa
như sau:
A. Đột
biến gen là những đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số
cặp nuclêôtít, xảy ra ở một thời điểm nào đó của phân tử ADN
B. Thể
đột biến là những cá thể mang đột biến nhưng chưa thể hiện trên kiểu của cơ thể
C. Thể
đột biến là những cá thể mang đột biến đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể
D. Thể
đột biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức tế bào
(nhiễm sắc thể)
Câu
4: Đột biến được định nghĩa như
sau
A. Đột
biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức phân tử
(ADN,gen)
B. Đột
biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiện trên kiểu hình của cơ
thể
C. Đột
biến là những biến đổi của vật chất di truyền đã thể hiên trên kiểu hình của cơ
thể
D. Đột
biến là những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền ở mức độ phân tử
(ADN, gen) hoặc ở mức tế bào (nhiễm sắc thể)
Câu 5: Căn cứ vào trình tự thứ tự của các nuclêôtít trước
và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến:
Trước
đột biến: A T T G X X T X X A A G A X T
T A A X G G A G G T T X T G A
Sau
đột biến : A T T G X X T A X A A G A X T
T A A
X G G A T G T T X T G A
A. Mất
một cặp nuclêôtít B.
Thêm một cặp nuclêôtít
C. Thay
một cặp nuclêôtít D.
Đảo vị trí một cặp nuclêôtít
Câu 6: Căn cứ trình tự các nuclêôtít trước và sau đột biến
của một đoạn gen,hãy cho biết dạng đột biến:
Trước
đột biến: X A T G X X T X X A A G A X T
G T A X G G A G G T T X
T G A
Sau
đột biến : X A T X X T X X A A G A X
T
G T A G G A G G T T X T G A
A. Mất
một cặp nuclêôtít B.
Thêm một cặp nuclêôtít
C. Thay
một cặp nuclêôtít D.
Đảo vị trí một cặp nuclêôtít
Câu 7: Căn cứ trình tự
các nuclêôtít trước và sau đột biến của một đoạn gen,hãy cho biết dạng đôt biến:
Trước
đột biến: X A T G X X T X X A A G A X T
G T A X G G A G G T T X T G A
Sau
đột biến : X T A T G X X T X X A A G A
X T
G A T A X G G A G G T T X T G A
A. Mất một cặp nuclêôtít B.
Thêm một cặp nuclêôtít
C. Thay một cặp nuclêôtít D. Đảo
vị trí một cặp nuclêôtít
Câu 8: Đột biến gen phụ thuộc vào:
A. Liều lượng, cường độ của
loại tác nhân đột biến B. Tác nhân đột
biến
C. Đặc điểm cấu trúc gen D.
A, B và C đều đúng
Câu 9: Các tác nhân đột biến đã gây ra đột biến gen qua cơ
thể
A. Gây rối loạn qua trình tự
nhân đôi của ADN
B. Làm đứt phân tử ADN
C. Làm đứt phân tử ADN rồi nối
đoạn làm đứt vào ADN ở vị trí mới
D. Tất cả đều đúng
Câu
10: Các tác nhân đột biến có thể
gây ra đột biến gen qua cơ thể:
A. Rối loạn quá trình phân ly
của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
B. Làm thay đổi vị trí của
các gen trong cặp NST tương đồng do hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST
tương đồng trong kỳ đầu lần phân bào 1 của giảm phân
C. Bất thường trong quá trình
trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng trong kỳ đầu lần phân bào 1 của giảm
phân
D. Làm đứt phân tử ADN rồi nối
đoạn bị đứt vào phân tử ADN ở vị trí mới
Câu
11: Các tác nhân đột biến không
thể gây ra đột biến gen qua cơ thể:
A.
Gây rối lọan quá trình tự nhân đôi của ADN
B.
Trao đổi chéo bất thường giữa các cặp NST tương đồng trong kỳ đầu lần phân bào
1 quá trình giảm phân
C.
Làm đứt phân tử ADN rồi nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới
D.
Làm đứt phân tử ADN.
Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây gây hậu qủa lớn nhất về mặt di truyền ?
A. Mất cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. B. Mất cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu.
C. Thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. D. Thêm cặp nuclêôtit ở vị trí sau bộ ba kết
thúc.
Câu 13 : Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ
biểu hiện…
A. ngay trong giao tử của cơ thể. B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ngay trong hợp tử được tạo ra. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.
Câu 14: Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới
sự biến đổi nào sau đây ?
A. Gen đột biến → mARN đột biến →
Prôtêin đột biến.
B. mARN đột biến → Gen đột biến →
Prôtêin đột biến.
C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến
→ mARN đột biến.
D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến
→ mARN đột biến.
Câu 15: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ảnh hưởng tới số
axit amin trong chuỗi polipeptit là...
A. 2. B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Một gen bị đột
biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hyđrô sẽ thay đổi là:
A. Giảm 6 hoặc 9. B.
Giảm 6 hoặc 9 hoặc 7.
C. Tăng 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc
9 D. Giảm
6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9
Câu 17: Một gen bị đột
biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và các axít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột
biến.....
A. mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen. B. mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba.
C. mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp. D. mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
Câu 18: Mạch gốc của
gen bị đột biến mất một bộ ba ở khoảng giữa. Sau đột biến, chuỗi pôlypeptit được
điều khiển tổng hợp so với gen bình thường sẽ:
A. Không thay đổi số lượng
axit amin. B. Tăng
1 axit amin.
C. Giảm 1 axit amin. D.
Tăng 2 axit amin.
Câu 19: Những đột biến nào là đột biến dịch khung
A. Mất và thêm Nu C. Thêm và thay Nu
C. Mất và đảo Nu D. Chuyển đổi vị trí 1 cặp Nu
Câu 20: Dạng đột biến nào là đột biến vô nghĩa
A. Đột biến làm xuất hiện mã
kết thúc. B. Đột biến
thay thế Nu mà không làm biến đổi aa
C. Đột biến thay thế Nu làm
biến đổi aa. D. Đột biến
làm biến đổi nhiều aa
Câu 21: Trường hợp mất hoặc thêm cặp nu tại vị trí nào của
gen ít ảnh hưởng nhất
A. ở bộ ba kết thúc B
.ở bộ ba mở đầu
C. Sau mã mở đầu của gen D. Sau mã kết thúc của gen
Câu 22: Đột biến gen làm xuất hiện
A. Các alen mới B. Các gen mới
C. Các NST mới D.
Các tính trạng mới
Câu 23 Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của
gen không đổi, nhưng số liên kết hyđrô thay đổi đi một liên kết. Đột biến trên
thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit
cùng loại. B. thêm 1
cặp nuclêôtit.
C. mất một cặp
nuclêôtit. D.
thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.
Câu 24: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá
thể như thế nào
A. đột biến gen lặn không được
biểu hiện.
B. đột biến gen trội chỉ biểu
hiện ở trạng thái đồng hợp tử.
C. đột biến gen trội biểu hiện
khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
D. Không được biểu hiện
Câu 25: Đột biến ở
vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được :
A.
Đột biến ở mã mở đầu. B.
Đột biến ở mã kết thúc.
C.
Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. D.
Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
Câu 26: Tính chất
biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là :
A.
Có lợi cho cá thể. B.
Có ưu thế so với bố, mẹ.
C.
Có hại cho cá thể. D. Không có lợi và không có hại cho
cá thể.
Câu 27: Loại đột
biến gen nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hiđro của gen :
A.
Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T –
A.
C.
Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp nu này
bằng cặp nu khác.
Câu 28: Đặc điểm
nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit :
A.
Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.
B.
Dễ xảy ra thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác.
C.
Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác.
D.
Làm thay đổi trình tự nucleotit của nhiều bộ ba.
Câu 29: Loại đột
biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số
liên kết hiđro của gen :
A.
Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T
bằng cặp G – X.
C.
Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T
bằng cặp T – A.
Câu 30: Đột biến gen xảy
ra ở sinh vật nào :
A.
Sinh vật nhân sơ. B.
Sinh vật nhân thực đa bào.
C.
Sinh vật nhân thực đơn bào. D.
Tất cả các loại sinh vật
Câu 31: Những dạng đột biến
không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là :
A.
Mất và thêm 1 cặp nucleotit.
B. Mất và thay thế một cặp
nuleotit.
C.
Thêm và thay thế một cặp nucleotit.
D. Thay thế 1 và 2 cặp
nucleotit.
Câu 32: Loại đột biến gen được phát sinh do các bazơ
nitơ dạng hiếm có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp
không đúng khi ADN đang tự nhân đôi là :
A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp G – X bằng cặp A – T .
C. Thêm một cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu 33: Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân
đột biến acridin xen vào mạch mới đang tổng hợp khi ADN đang tự nhân đôi là :
A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.
C. Thêm một cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu
34: Cơ chế gây đột biến của
5-brôm uraxin (5BU) trên AND làm biến đổi cặp A-T thành cặp G-X là do:
A.
5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X B.
5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G
C.
5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống G D.
5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống X.
Câu 35: Dạng biến đổi nào sau đây không phải là đột
biến gen ?
A. Mất 1 cặp nu. B.
Thêm 1 cặp nu.
C. Trao đổi gen giữa 2 nhiễm
sắc thể. D. Thay thế hai cặp
nu.
Câu 36: Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là
A. 1 hoặc một số cặp
nuclêôtit. B.
1 hoặc 1 số nu.
C. 1 hoặc một số nuclêôxôm.
D. 1
hoặc một số axit amin.
Câu 37: Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào. B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong
nguyên phân.
C. Tổ hợp gen trong quá trình
thụ tinh. D.
Rối loạn tự nhân đôi của ADN.
Câu 38: Rối loạn cơ chế tự nhân đôi ADN làm phát sinh
A.
đột biến số lượng nhiễm sắc thể. B.
đột biến gen.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể. D. đột
biến nhiễm sắc thể.
Câu 39: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây ?
A. Khi tế bào còn non. B.
Khi NST đang đóng xoắn.
C. Khi các crômatit trao đổi đoạn. D.
Khi ADN tái bản.
Câu 40: Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là
A. tiền đột biến. B. đột biến
xôma. C.
đột biến tiền phôi. D. thể đột biến.
Câu 41: Tần số
đột biến gen tự nhiên là rất thấp
A. từ 104 đến 106. B.
từ 10-6 đến 10-4. C. từ 10-2 đến
10-4. D. câu
B, C.
Câu 42: Một đột biến mất 3 cặp
nuclêôtit số 13, 14, 15 trong gen cấu trúc sẽ làm cho prôtêin tương ứng bị
A. mất 1 aa số 3. B. mất 1 aa
số 4. C. mất aa thứ 13, 14, 15.
D. mất 1 aa số 5.
Câu 43: Một gen có bộ ba thứ
hai, bộ ba thứ ba, bộ ba thứ tư đều mất đi một cặp nuclêôtit. Prôtêin do gen đột
biến tổng hợp giảm đi .... axit amin và có sự thay đổi ở .... axit amin so với
trước. Biết mỗi axit amin được mã hoá bởi một bộ ba nhất định.
A. 2 ; 2. B. 1 ;
2. C. 1 ; 1. D. 2 ; 1.
Câu 44: Trong bảng mã di truyền
của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của
gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng
cách chỉ thay 1 nuclêôtit ?
A. XGG. B. AXX. C. AAA. D. XXG.
II. Trắc nghiệm bài tập
Câu 1: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng
số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Thay thế một cặp
nuclêôtit. B.
Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thêm
hoặc mất cặp nuclêôtit.
Câu 2: Gen A có khối lượng phân tử bằng
450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay thế một cặp A - T
bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là
:
A. A = T = 349 ; G = X = 401 . B. A = T = 348 ; G = X = 402.
C. A = T = 401 ; G = X = 349 . D. A = T = 402 ; G = X = 348 .
Câu 3: Một gen tổng hợp 1 phân tử
prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ
A/G = 66,85%. Đây là đột biến:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1
cặp G-X. B. Thay thế 1 cặp G-X bằng
1 cặp A-T .
C. Thay thế 2 cặp A-T
trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X.
D. Thay thế 2 cặp G-X trong 2
bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.
Câu 4: Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250
timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột
biến sẽ bằng :
A. 2344. B. 2345. C. 2347. D. 2348.
Câu 5: Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa
20 Avà có G= 3/2 A.
Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 220 và G=X= 330. B.
A=T= 330 và G=X=220.
C. A=T = 340 và G=X =210. D. A=T =
210 và G=X= 34
Câu 6: Một gen có 1200 nuclêôtit và có
30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết
hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột
biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là:
A. A = T = 1074 ; G = X = 717 B. A = T = 1080 ; G = X = 720
C. A = T = 1432 ; G = X = 956 D. A = T = 1440 ; G = X = 960
Câu 7: Phân tử mARN được tổng hợp từ một
gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng
trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến
ở gen nói trên là:
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T B.
Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
C. Mất một cặp A - T D. Thêm một cặp G - X
Câu 8: Gen có 1170 nuclêôtit và có G =
4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân
đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên
kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là:
A. 13104. B. 11417. C. 11466. D. 11424.
Câu 9: Gen dài 2397 A0 do đột biến mất cặp Nu ở
vị trí 400 làm bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào ,
loại đột biến này ảnh hưởng đến bao nhiêu aa nếu không kể đến axit amin mở đầu?
A. Mất 101 Axit min B. Mất 1 axitamin
C. Mất 100 axitamin D. Có 1 axit amin bị thay thế
Câu 10: Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250
timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột
biến sẽ bằng
A. 2344. B. 2345. C.
2347. D. 2348.
Câu 11: Gen có 720 guanin và có A/G = 2/3 bị đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến bằng:
A. 3210. D.
3240. C. 2880. B. 3120.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi
12,13,14,15: Gen dài 3060Ao có A = 3/7G sau đột biến chiều dài của
gen không đổi và có A/G = 42,18%
Câu 12: Dạng đột biến là.
A. Thay 3 cặp A-T bằng 3 cặp
G-X B.
Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
C. Thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp
G-X D.
Thay 3 cặp G-X bằng 3 cặp G-X
Câu 13: Số liên kết hyđrô của gen đột biến là :
A. 2433 B. 2434
C. 2435 D. 2436
Câu 14: Khi gen đột biến tái sinh 3 đợt nhu cầu Nu tăng hay
giảm bao nhiêu.
A. loại A và T giảm 21, loại
G và X tăng 21 Nu. B. loại A và T
giảm 22, loại G và X tăng 22 Nu
C. loại A và T tăng 21, loại
G và X giảm 21 Nu. D. loại A và T
giảm 24, loại G và X tăng 24 Nu
Câu 15: Nếu có thêm 1 axit amin mới thì dạng đột biến là
A. Có 3 cặp Nu bị thay thế nằm
trong cùng 1 bộ ba. B. Có 1 cặp Nu bị
thay thế nằm trong cùng 1 bộ ba
C. Có 2 cặp Nu bị thay thế nằm
trong cùng 1 bộ ba D. Có 6 cặp Nu bị
thay thế nằm trong cùng 1 bộ ba
Dùng dữ kiện sau để trả lời
câu 16. 17. 18. : gen có 1170 Nu và có A= 4G. Sau đột biến prôtêin giảm xuống 1
aa và có thêm 2 aa mới.
Câu 16: Chiều dài của gen đột biến là :
A. 1978,8 A0 B. 397,8 A0 C.
1959A0 D. 256,8 A0
Câu 17: Sau đột biến gen xảy ra là
A. Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba kế
tiếp nhau B. Mất 3 cặp
Nu ở 3 bộ ba bất kỳ nhau
C. Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba mở
đầu D. Mất 2
cặp Nu ở 2 bộ ba kế tiếp nhau
Câu 18: Gen đột biến nhân đôi 3 lần nhu cầu Nu loại A giảm
xuống 14 Nu thì số liên kết hyđrô bị huỷ
cho quá trình trên là ;
A. 11417 B. 11418 C. 11419
D. Cả A.B.C đều
sai
Câu 19: Gen A có 90 vòng
xoắn và có 20% ađênin bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A – T nằm trọn vẹn
trong một bộ ba. Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến so với trước đột biến
đã
A.
tăng 9 liên kết. B. giảm 9 liên kết.
C.
tăng 6 liên kết. D. giảm 6 liên kết.
Câu 20: Một gen dài 3060 A0 , trên mạch gốc của gen
có 100 Adênin và 250 timin. Gen có bị đb mất 1 cặp G-X thì số liên kết hidrô của
gen sau đb sẽ bằng.
A. 2353 B. 2347
C. 2350 D. 2352
Câu 21: Một gen có 1200 Nu và có 30% Ađênin . Gen bị ĐB mất 1 đoạn. Đoạn mất chứa
20% Ađênin và có G= A. Số lượng từng loại
Nu của gen sau ĐB là:
A. A=T=220; G=X=330 B.
A=T=330; G=X=220
C. A=T=340; G=X=210 D. A=T=210; G=X=340
Câu 22: Một gen có khối lượng 450000đ.v C và có 1900 liên kết hidro. Gen bị
đb thêm 1 cặp A-T. Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen sau đb tự
sao 4 lần là:
A. A=T=5265; G=X= 6000 B. A=T=5250; G=X= 6000
C. A=T=5250; G=X= 6015 D. A=T=5265; G=X= 6015
Câu 23: Một gen có 225 Ađênin và 525 Guanin nhân đôi 3 đợt và đã tạo ra một
số gen con có chứa 1800 Ađênnin và 4201 Guanin. Dạng ĐB điểm đã xảy ra trong
quá trình trên là:
A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp
G-X B. Thay 1
cặp G-X bằng 1 cặp A-T
C. Thêm 1 cặp G-X D.
Thêm 1 cặp A-T
Câu 24: Cũng dữ liệu câu 23, tỉ lệ của gen ĐB so với số
gen tạo ra là:
A. 6,25% B. 12,5% C. 18,75% D. 25%
Câu 25: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen bị ĐB chứa
150 Uraxin, 450 Ađênin, 301 Guanin và 601 Xitoxin. Biết trước khi bị ĐB, gen dài
0,15 micrômet và có = . Dạng ĐB đã xảy ra ở gen nói trên là:
A. . Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp
A-T B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
C. Mất 2 cặp A-T D.
Thêm 1 cặp G-X
Câu 26: Một loại gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số
nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A –
T bằng 1 cặp G – X. Nếu sau đột biến gen tự nhân đôi một lần thì số liên kết
hiđrô của gen bị phá vỡ là
A. 2339 liên kết D. 2342 liên kết C.
2341 liên kết B.
2340 liên kết
Câu 27: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô.
Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi
trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Số liên kết H của gen sau khi bị đột biến là:
A. 3902 B.
3898 C. 3903 D. 3897
Câu 28: Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến,
phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần,
nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ
trong quá trình trên là
A. 11438. B.
11417. C. 11466. D. 11424.
Câu 29: Gen A có khối lượng phân tử bằng 450.000 đơn vị
cacbon và có 1900 liên kết hydrô. Gen A bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp
G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là
A. A = T = 349; G = X = 401. B.
A = T = 348; G = X = 402.
C. A = T = 401; G = X = 349. D.
A = T = 402; G = X = 348.
Câu 30: Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn.
Đoạn mất đi chứa 20 A và có G = 3/2 A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến
là
A. A = T = 220; G = X = 330. B. A = T = 330; G = X =
220.
C. A = T = 340; G = X = 210. D.
A = T = 210; G = X = 34
Câu 31: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột
biến, chiều dài của gen giảm 10,2 Å và kém 7 liên kết hydrô. Số nuclêôtit tự do
từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp
hai lần là
A. A = T = 1074; G = X = 717.
B. A = T = 1080; G = X = 720.
C. A = T = 1432; G = X = 956. D. A = T = 1440; G = X = 960.
Câu 32: Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 Å. Gen A
có số liên kết hydro là 3900, gen a có hiệu số phần trăm giữa loại A với G là
20% số nu của gen. Do đột biến thể dị bội
tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nu mỗi loại trong kiểu gen sẽ là
A. A = T= 2700; G = X =
1800. B. A = T= 1800; G = X =
2700
C. A = T= 1500; G = X =
3000. D. A = T= 1650; G = X =
2850
Câu 33: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa
150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị
đột biến, gen dài 0,51 micrômet và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên
là
A. thay thế một cặp G - X bằng
một cặp A – T. B. mất một cặp A
– T.
C. thay thế một cặp A - T bằng
một cặp G – X. D. thêm một cặp G
– X.
Câu 34: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin bị đột biến mất
3 cặp nuclêôtit loại A – T nằm trọn vẹn trong một bộ ba. Số lượng từng loại
nuclêôtit của gen sau đột biến là
A. A = T = 357; G = X = 540. B.
A = T = 360; G = X = 543.
C. A = T = 363; G = X = 540. D.
A = T = 360; G = X =537.
Câu 35: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô.
Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi
trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước đột
biến là
A. A = T = 450; G = X = 1050.
B. A = T = 900; G = X = 600.
C. A = T = 600; G = X = 900. D.
A = T =1050; G = X = 450.
Câu 36: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô.
Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi
trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Tỉ lệ gen đột biến trên tổng số gen được tạo
ra qua nhân đôi là
A. 31,25%. B.
6,25%. C. 75%. D. 12,5%.
Câu 37: Một gen dài 3060 Å, trên một mạch gen có 100 ađênin
và 250 timin. Gen đột biến thêm 2 cặp G – X và 1 cặp A – T. Số lượng từng loại
nuclêôtit của gen sau đột biến là
A. A = T = 352; G = X =551. B.
A = T = 549; G = X = 348.
C. A = T = 550; G = X = 352. D.
A = T = 351; G = X = 552.
Câu 38: Một loại gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số
nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A –
T bằng 1 cặp G – X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu
?
A. A = T = 359; G = X = 541. B.
A = T = 359; G = X = 540.
C. A = T = 360; G = X = 540. D.
A = T = 361; G = X = 539.
Câu 39: Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc
gen mất đi một bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so
với trước đột biến?
A. Tăng 10,2 Å. B. Giảm 10,2 Å. D. Giảm 20,4 Å. C. Tăng 20,4 Å.
Câu 40: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử
prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nu và sau đột biến tổng
số nu của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen đã xảy ra là
A. thay thế hoặc đảo 1 cặp
nu. B. mất hoặc thêm 1 cặp nu.
C. thay thế 1 cặp nu. D. đảo cặp nu.
Câu 41: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô.
Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi
trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ?
A. Thêm 1 cặp G – X. B. Thêm
1 cặp A – T. C. Mất 1 cặp A – T. D. Thêm 1 cặp G – X.
Câu 42: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen đột biến có
ribônuclêôtit loại guanin giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước
đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên ?
A. Thêm 1 cặp G – X. B. Mất 1
cặp A – T. C. Thêm 1 cặp A – T. D.
Mất 1 cặp G – X.
Câu 43: Hai gen đều dài 4080 Å. Gen trội A có 3120 liên kết
hidro, gen lặn a có 3240 liên kết hidro. Trong 1 loại giao tử (sinh ra từ cơ thể
mang cặp gen dị hợp Aa) có 3120 guanin và xitozin; 1680 ađênin và timin. Giao tử đó là
A. Aa B. aa C.
AAaa D. AA
Câu 44: Gen A dài 4080Å bị đột biến
thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398
nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít.
C. thêm
2 cặp nuclêôtít. D. mất 2 cặp nuclêôtít.
Câu
45: Một gen có 4800 liên kết
hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô
và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột
biến là
A. T = A
= 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. T = A
= 599, G = X = 1201. D. A = T = 600, G = X = 1200.
Câu 46: Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin,
trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột
biến
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1
cặp G-X. B. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
.
C. thay 2 cặp A-T trong 2
bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X. D. thay thế
2 cặp G-X trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.
Câu 47: Chiều dài của 1 gen cấu
trúc là 2397 Å. Do đột biến thay thế một cặp nu tại vị trí thứ 400 tính từ mã mở
đầu làm cho bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại
đột biến này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu ?
A. mất 101 aa trong chuỗi pôlipeptit. B. mất 1 aa trong chuỗi pôlipeptit.
C. có 1 aa bị thay thế trong
chuỗi pôlipeptit. D. mất 100 aa trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 48. Kết quả phân tích trình tự 7axit amin đầu mạch của
phân tử prôtêin hêmôglôbin (Hb) ở người bình thường được ký hiệu là HbA, còn của
người bệnh là HbB, như sau:
HbA:Val-His-Leu-Thr-Pro-Glu-Glu
HbB:Val-His-Leu-Thr-Pro-Val-Glu
Hiện tượng gì đã xảy ra đổi
gen mã hóa cho phân tử HbA chuyển thành HbB
A) Xảy ra đột biến mất cặp
nuclêotít ở vị trí mã bộ ba mã hoã cho axit amin thứ 6 của phân tử Hb
B) Xảy ra đột biến thêm cặp
nuclêotít ở vị trí mã bộ ba mã hoã cho axit amin thứ 6 của phân tử Hb
C) Xảy ra đột biến thay cặp
nuclêôtít ở vị trí mã bộ ba mã hoã cho axit amin thứ 6 của phân tử Hb
D) Xảy ra đột biến đảo vị trí giữa hai cặp
cặp nuclêotít ở vị trí mã bộ ba mã hoã cho axit amin thứ 6 và thứ 7
Câu 49. Một gen trước đột biến có tỉ lệ A/G = 2/3. Một đột
biến gen liên quan tới một cặp nuclêôtit đã xảy ra nhưng không làm thay đổi số
lượng nuclêôtit của gen. Gen sau đột biến có tỉ lệ T/X 66,48%. Số liên kết hiđro trong gen đột biến
đã thay đổi như thế nào?
A.Giảm 1 liên kết hidro B. Không làm
thay đổi
C. Tăng 2 liên kết hiđrô D. Tăng 1
liên kết hiđro
III. Một số câu hỏi có
trong các đề thi ĐH CĐ:
1 ĐỀ ĐH 2008
1 ĐỀ ĐH 2008
Câu 1: Gen S bị đột biến thành s. Khi S và s nhân đôi
liên tiếp 3 lần thì số Nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn
so với gen là 28 nu. Dạng đột biến xảy ra với gen S là ;
A. Mất 1 cặp Nu B.
mất hai cặp nu C. Đảo vị trí
hai cặp nu D. Thay thế một cặp nu
Câu 2: một gen có 3000 liên kết Hidro và có số Nu loại
G bằng 2 lần số nu loại A. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm
đi 85A0. Biết rằng trong số nu bị mất có 5 nu loại X. Số Nu loại A
và G của gen sau đột biến lần lượt là:
A. 375 và 745 B. 355
và 745 C. 375 và 725 D. 370 và 730
2.ĐTTSĐH 09
2.ĐTTSĐH 09
Câu 14: Gen B có 390 guanin và có tổng số
liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp
nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit
mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 250; G = X = 390. B. A =
T = 251; G = X = 389.
C. A = T =
610; G = X = 390. D. A = T =
249; G = X = 391
Câu 45: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện
là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung
thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân
bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này
thường là
thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân
bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này
thường là
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế
bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện
ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế
bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện
ở tế bào sinh dưỡng.
3 ĐỀ THI TNTHPT 2009
Câu 18: Loại
đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen?
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột
biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. D. Đột
biến thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng
khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của
gen. B. Tất cả các đột biến gen đều biểu
hiện ngay thành kiểu hình.
C. Tất cả các đột biến gen đều có hại. D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn,
đảo đoạn, chuyển đoạn.
Câu 33: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy
ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit
của gen nhưng làm
thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp
G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit
Câu 47: Tác nhân hoá học nào sau đây có
thể làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. Êtyl mêtal sunphônat (EMS). B. 5-brôm uraxin (5BU).
C. Acridin. D. Cônsixin.
4.Đề
thi ĐH 2010
Câu 12: Gen
A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp
gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con
này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào
đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột
biến đã xảy ra với gen A là
A. thay
thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B.
thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. mất một cặp A - T.
5.Đề thi CĐ 2010
Câu
7: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin
(A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một
tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số
nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A
= T = 1199; G = X = 1800. D. A = T = 899; G = X = 600.
Câu 53: Một phân tử ADN đang trong quá
trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch
khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng
A. thêm một cặp nuclêôtit. B.
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. D. mất
một cặp nuclêôtit.
6. Đề thi ĐH 2011
6. Đề thi ĐH 2011
Câu 34: Khi
nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong
quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm
sắc thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của
gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại
hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 46: Gen
A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số
nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên
kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A = T =
799; G = X = 401. B.
A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T =
800; G = X = 399. D.
A = T = 799; G = X = 400.
7. Đề thi CĐ 2011
Câu 5: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
1. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch
2. Làm thay đổi số lượng gen trên NST
3. Làm mất 1 hoặc nhiều phân tử AND 4. Làm xuất hiện những alen mới
trong quần thể
Các thông tin nói về đột biến gen: A. 2 và 3 B. 1 và 4 C. 1 và 2 D.
3 và 4
Câu 24: Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ A + T / G +
X = 1,5. Gen B đột biến dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T trở thành alen
b. Tổng số liên kết hidroo của alen b là
A. 3599 B. 3600 C.3601 D.3899
Câu 48: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột
biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân vật
lí hóa học ở môi trường hay tác nhân sinh học
B. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều
lượng, cường độ của các tác nhân gây đột biến
C. Trong quá trình nhân đôi AND, sự có mặt của bazo nito
loại hiếm có thể phát sinh đột biến gen
D. Đột biến gen phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân
đôi AND
Cho em hỏi là làm sao đề mình tảivề được ạ?
Trả lờiXóaCho em hỏi là làm sao đề mình tảivề được ạ?
Trả lờiXóa