-
NST ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, có dạng vòng, không liên kết với
prôtêin. Ở một số virut NST là ADN trần hoặc ARN.
-
Ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc chủ yếu là ADN và
prôtêin histon.
-
Ở TB xôma NST tồn tại thành từng cặp tương đồng có 1 cặp NST giới tính.
-
Bộ NST của mỗi loài SV đặc trưng về số lượng, hình thái cấu trúc.
II.
Cấu trúc NST sinh vật nhân thực.
1.
Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST.
Mỗi
nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ
thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
2. Cấu trúc siêu hiển vi.
-
NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.
-
NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản.
-
Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1 vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử
histon) tạo nên nuclêôxôm.
các
nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên
chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi
nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm =
10-3 micromet).
III.
Chức năng của NST.
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền.
- Các gen trên NST được sắp xếp theo
một trình tự xác định và được di truyền cùng nhau.
-
Các gen được bảo quản bằng liên kết với prôtêin histon nhờ các trình tự nu đặc
hiệu và các mức xoắn khác nhau.
-
Gen nhân đôi theo đơn vị tái bản.
-
Mỗi NST sau khi tự nhân đôi tạo nên 2 crôma tit gắn với nhau ở tâm động.
-
Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ
nhờ 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức
xoắn cuộn của NST.
- Giúp tế bào phân chia đều
vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào. Video bài giảng:
>>> CHUYÊN ĐỀ: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
Đăng nhận xét