TopBanner

 

Năm 2014, môn ngữ văn có một số thay đổi trong cấu trúc đề thi. Học sinh tham khảo thêm ý kiến của thầy Nguyễn Duy Kha, trưởng phòng Khảo thí, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục để ôn luyện thi đại học được hiểu quả nhất.


Thầy trả lời một số thắc mắc của các bạn học sinh về môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới.
Thưa thầy Nguyễn Duy Kha, là người lâu năm làm công tác khảo thí của Bộ GD-ĐT, thầy có thể cho biết, năm 2014 này, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn cũng như việc ra đề thi có sự khác biệt nào so với năm trước đó?

Thầy Nguyễn Duy Kha: Cấu trúc đề thi năm nay có sự thay đổi theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ GD-ĐT về đổi mới giáo dục. Vừa rồi đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT mang tính mở, đậm chất nhân văn và có tác dụng mạnh mẽ đến xã hội, và đề thi ĐH-CĐ cũng định hướng ra đề đó. 
Cấu trúc đề thi đại học môn Văn năm 2014 vẫn có câu 2 điểm, câu 3 điểm, câu 5 điểm. Phần đọc hiểu sẽ nằm trong câu ít điểm, làm văn nằm ở câu nhiều điểm. Câu ít điểm ưu tiên các ngữ liệu trong SGK (bài đọc thêm). Căn bản các em phải nắm vững phương pháp làm bài phù hợp.
Câu nghị luận xã hội 3 điểm, câu nghị luận văn học 5 điểm. Hai câu này có mối quan hệ gắn kết với nhau. Lưu ý những tác phẩm và khả năng đọc hiểu, phương pháp vận dụng kiến thức thực tế.


Câu nghị luận xã hội thí sinh nên lưu ý những tác phẩm và khả năng đọc hiểu, phương pháp vận dụng kiến thức thực tế.



Liên quan đến cấu trúc đề thi. Xin thầy cho biết về độ mở của đề thi cũng như các câu hỏi thuộc dạng 2 điểm, 5 điểm và phạm vi ôn tập về cả kiến thức tiếng Việt và làm văn?

Thầy Nguyễn Duy Kha: Câu mở thường nằm ở câu 3 điểm, cần sử dụng ngôn ngữ, phần tiếng việt nằm ở chương trình THCS và THPT. Câu này đòi hỏi các em nên khám phá, phát hiện vấn đề và vận dụng vào đời sống.

Trong quá trình luyện thi đại học môn ngữ văn, học sinh chú ý các vấn đề trên để có kết quả thi cao nhất.

(Tổng hợp)

Đăng nhận xét

 
Top