Áp lực cao vì nhữn kì vọng đỗ đại học khiến sĩ tử không có tâm lí thoải mái nhất khi bước vào phòng thi. Vậy những lưu ý gì sẽ giúp cải thiện được điều này?
1. Tự tin vào kiến thức nền tảng được học
Đầu tiên
sĩ tử cần tự tin vào học lực của bản thân, khi có kiến thức nên tảng tốt sẽ có
tâm lí thoải mái hơn. Mặt khác, những năm gần đây, đề thi đại học chủ yếu có kiến
thức nằm trong sách giáo khoa và ứng dụng trong sách bài tập nhiều. Học sinh cần
nắm chắc phần cơ bản trong đó, tích cực luyện giải đề thi đại học sẽ giúp học
sinh tạo được tính thích ứng cao nhất khi đối mặt với một kì thi thực.
2. Không qúa tập trung vào ôn thi
Tập
trung ôn thi là tốt, nhưng quá tập trung quên nghỉ ngơi dẫn đến bị căng thẳng
thường xuyên, làm đầu óc không được minh mẫn là không tốt. Vì vậy, cần có lịch
học tập, nghỉ ngươi hợp lí, tận dụng những khoảng thời gian mà học dễ vào nhất.
3. Đến phòng thi sớm hơn một khoảng
thời gian
Đến
phòng thi sớm hơn khoảng 15 đến 30 phút, bạn sẽ thoải mái hơn. Chủ động giao tiếp
với mọi người xung quanh, khi bạn cảm thấy an toàn trong môi trường này thì làm
bài thi sẽ tập trung nhất.
4. Thủ thuật trong lúc làm bài thi
- Hít thở
sau khi gặp căng thẳng. Có thể xin giám thị ra ngoài hít thở không khí và hoạt
động chân tay.
- Điền
những thông tin cơ bản về thông tin cá nhân đầy đủ như họ tên, … để an tâm làm
bài thi
- Phân bổ
thời gian làm đề thi hợp lí, dựa vào cấu trúc đề thi, các phần dễ thì làm trước
khó làm sau, phần có thể lấy điểm thì không để mất, làm đến đâu chắc đến đấy.
Chú ý trình bày mạch lạc.
- Tự mỉm
cười, nhớn mày, nhếch mép, tạo động tác cười khi gặp căng thẳng
- Uống một
ngụm nước để an thần
Cuối
cùng, để có tâm lí tốt thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Hãy tự chuẩn bị tốt
cho bản thân, kèm theo đó là một đồng minh của bạn, có thể là bạn bè, anh chị
người thân trong gia đình làm điểm tựa tâm lí. Để tự tin, các sĩ tử cần biết
yêu quý chính bản thân mình, dám khẳng định chính mình khi chấp nhận vượt qua
thử thách.
Gia đình, người thân luôn là điểm tựa vững chắc
Đăng nhận xét