TopBanner

 

Các bằng chứng tiến hóa
Học thuyết tiến hóa cổ điển ra đời vời thế kỉ XIX, khi nền di truyền học còn phôi thai, gồm: thuyết tiến hóa của Lamac (1809) và thuyết tiến hóa của Đacuyn (1859).
Thuyết tiến hóa của Lamac:
Jean Baptiste Lamark (1744-1829): Nhà tự nhiên học người Pháp đã công bố học thuyết tiến hóa đầu tiên vào năm 1809.

Luận điểm của học thuyết Lamark
Giải thích sự hình thành loài hưu cao cổ - Lamark
Nguyên nhân tiến hóa: do tác động vủa ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
Cơ chế tiến hóa: Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Hình thành đặc điểm thích nghi: Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh và mọi cá thể trong loài đều có phản ứng như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải.
Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành một cách dần dần và liên tục qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và trong tiến hóa không có loài nào bị đào thải.

Chiều hướng tiến hóa: Nâng cao trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
Những đóng góp và hạn chế của Lamac:

+ Đóng góp: là người đưa ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng tiến hóa là một quá trình lịch sử. Khẳng định vai trò của ngoại cảnh đối với tiến hóa của sinh vật. Ông là người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới.
+ Hạn chế: Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến di không di truyền. Ông cho rằng mọi biến đổi do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động đều di truyền (Thực tế thường biến không di truyền); Trong quá trình tiến hóa sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường; Theo ông, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường và mọi cá thể trong loài đều có phản ứng như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới nên không có loài nào bị đào thải.
Thuyết tiến hóa của Đacuyn:
Charles Darwin (1809-1882): nhà tự nhiên học người Anh đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa với tác phẩm nổi tiếng “nguồn gốc sự sống” (công bố năm 1859) giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên (CLTN).
Nguyên nhân tiến hóa: Do tác động của CLTN thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Đacuyn phân biệt hai hình thức chọn loc:
+ CLTN (chọn lọc tự nhiên): động lực thúc đẩy là đấu tranh sinh tồn.
+ CLNT (chọn lọc nhân tạo): động lực thúc đẩy là thị hiếu và nhu cầu nhiều mặt của con người.

Học thuyết tiến hóa cổ điển của Lamark và Dacuyn.


Giải thích quá trình hình thành loài mới - Dacuyn
Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biên dị có hại dưới tác động của CLTN. CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá cá thể trong quần thể.
Hình thành đặc điểm thích nghi: Sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN: CLTN đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàng cảnh sống.
Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng.
Chiều hướng tiến há: Sinh giới đã tiến hóa theo 3 chiều hướng cơ bản: Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
Những đóng góp và hạn chế cỉa Đacuyn:
+ Đóng góp: Phát hiện được vai trò sáng tạo của CLTN; Là người đưa lý thuyết chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài; Ông đã phân biệt được 2 hình thức biến dị: biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản (di truyền) và biến dị đồng loạt do tác động của ngoại cảnh (không di truyền nên ít có giá trị trong tiến hóa).

+ Hạn chế: Do trình độ đương thời nên chưa hiểu biết đầy đủ về các nhân tố tiến hóa; chưa làm rõ được cơ chế làm phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Đăng nhận xét

 
Top