TopBanner

 

Luyện thi đại học môn văn : Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên để làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.


BÀI LÀM:

I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
- Thông qua việc khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà, tùy bút đã phát hiện, đã khẳng định và ngợi ca thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn, tính cách con người Tây Bắc trong cuộc sống lao động hàng ngày của họ và thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

II. Thân bài
Quan niệm của Nguyễn Tuân: Trước 1945, Nguyễn Tuân thường say mê miêu tả vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những con người đặc tuyển, xuất chúng, vì thế, cái đẹp và người tài thường cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, và trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam những năm đầu XX, đó là những vẻ đẹp vang bóng một thời thường đem đến sự ngưỡng mộ ngậm ngùi, nuối tiếc. Sau 1945, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn đã có những thay đổi cơ bản. Vẫn nhìn con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng bây giờ, Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ điêu luyện giỏi giang trong công việc của mình đều có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Trong những sáng tác sau 1945, Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng, yêu mến đối với họ. Người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên cũng là một nhân vật được nhà văn khám phá và thể hiện không chỉ ở vẻ đẹp tài hoa mà còn là trí dũng.
1. Bối cảnh và tình huống
a. Ngay khi miêu tả dòng sông Đà hung bạo khúc thượng nguồn, Nguyễn Tuân đã có ý thức tạo dựng một nền thiên nhiên dữ dội kì vĩ, một không gian hào tráng, lớn lao xứng đáng với sự xuất hiện của người anh hùng sông nước.
b. Và để khắc họa vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông đò, Nguyễn Tuân đã miêu tả một cuộc vượt thác nguy hiểm và ngoạn mục trong đó nổi bật sự tương phản giữa một thiên nhiên ác hiểm, hung bạo với con người trí dũng ngoan cường, đó cũng là trận thủy chiến dữ dội giữa một bên là những trùng vi thạch trận của đá thác, nước thác cùng sóng gió với một bên là chiếc thuyền then đuôi én mỏng manh và những người lái đò nhỏ bé, đơn độc.
2. Vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông đò trong trận thủy chiến với sóng thác sông Đà
Sự sắc sảo tài hoa không cho phép Nguyễn Tuân miêu tả một cuộc vượt thác dễ dàng, chóng vánh.
a. Ở vòng vây thứ nhất của thạch trận, Nguyễn Tuân đã không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, sự dũng mãnh, bình thản của người lái đò.
b. Tới vòng vây thứ hai của thạch trận, ông đò không chỉ dũng mãnh, kiên cường mà còn thể hiện trí tuệ và tài hoa con người thậm chí đã chiến thắng cả thần sông thần đá.
c. Ở vòng vây cuối, tài năng của ông đò đã bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường - tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kì diệu.
3. Nhận xét:

III. Kết luận
- Tùy bút Người lái đò sông Đà là một thiên anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hào tráng của con người trong cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Với quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, tích cực của Nguyễn Tuân, người lái đò nơi thượng nguồn Tây Bắc thực sự là một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng sông nước khi hàng ngày phải chiến đấu và luôn phải chiến thắng thiên nhiên bằng trí tuệ, sự khéo léo, sức mạnh và lòng can đảm của mình.
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác, nhà văn luôn khám phá, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với việc thể hiện nhuần nhuyễn những nét phong cách ấy, tác phẩm đã thực sự thành công khi phát hiện và miêu tả chất vàng mười quí giá trong tâm hồn, tính cách những người lao động bình dị miền Tây Bắc./.



Hocmai.vn

Đăng nhận xét

 
Top